CHẤT THẢI NGUY HẠI LÀ GÌ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
CHẤT THẢI NGUY HẠI LÀ GÌ?
Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI
Hầu hết tất cả các ngành nghề đều phát sinh CTNH. Tùy theo mỗi lĩnh vực mà phát sinh CTNH đặc trưng cho từng ngành.
Danh mục nhóm chất thải được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính theo Thông tư 36/2015/BTNMT – Thông tư về quản lý chất thải nguy hại
01. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
02. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất vô cơ
03. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng hóa chất hữu cơ
04. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các cơ sở đốt khác
05. Chất thải từ ngành luyện kim và đúc kim loại
06. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thủy tinh
07. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, gia công kim loại và các vật liệu khác
08. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in
09. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (bao gồm cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý chất thải, nước thải và xử lý nước cấp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
14. Chất thải từ ngành nông nghiệp
15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đầy (propellant)
18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Chất thải nguy hại được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau:
• Phương pháp hóa học và phương pháp hóa lý
- Hấp thu khí: kỹ thuật này được dùng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ bay hơi với nồng độ thấp < 200 mg/l, không thích hợp với chất ô nhiễm kém bay hơi
- Chưng cất: kỹ thuật được dùng để loại chất hữu cơ bay hơi và bán bay hơi trong nước thải và nước ngầm
- Hấp phụ: là quá trình tách chất ô nhiễm trong không khí, nước bằng chất hấp phụ. Trong kỹ thuật xử lý CTNH, chất hấp phụ thường được dùng là than hoạt tính để loại bỏ các thành phần chất hữu cơ độc hại trong nước ngầm và nước thải công nghiệp
- Oxy hóa học: đây là phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa để oxy hóa chất hữu cơ trong chất thải với mục đích chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải là mất đi hoặc giảm độc tính của nó
- Màng: là quá trình được dùng để tách nước từ dòng ô nhiễm. Có các loại như vi lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược, màng điện tích
• Phương pháp sinh học
- Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó với môi trường. Trong quản lý chất thải nguy hại, việc xử lý chất hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được nếu sử dụng đúng loài vi sinh vật và kiểm soát quá trình hợp lý.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học bao gồm:
- Nguồn năng lượng và nguồn cơ chất: nguồn năng lượng có thể là ánh sáng, phản ứng oxy hóa khử của chất vô cơ và chất hữu cơ. Còn nguồn carbon (cơ chất) có thể là CO2 và chất hữu cơ
- Quá trình enzyme
- Tính có thể phân hủy sinh học của cơ chất
- Tính ức chế và độc tính của cơ chất đối với sinh vật
- Cộng đồng vi sinh vật
- Các loại hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học có thể chia thành các loại như sau:
- Các hệ thống thông thường: bùn lơ lửng, hiếu khí, kỵ khí
- Xử lý tại nguồn: dùng xử lý nước ngầm và đất ô nhiễm
- Xử lý bùn lỏng: dùng xử lý bùn với hàm lượng cặn từ 5-50%
- Xử lý dạng rắn: xử lý bùn và chất rắn có độ ẩm thấp
• Phương pháp nhiệt
Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý khác, được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả năng cháy. Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn lỏng khí. Trong phương pháp này, nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc. Tùy theo thành phần chất thải mà khí sinh ra từ quá trình đốt có thành phần khác nhau. Nhìn chung, thành phần khí thải cũng có các thành phần như sản phẩm cháy thông thường (bụi, CO2, CO, SOx, NOx). Tuy nhiên trong thành phần khí thải còn có các thành phần khác như HCl, HF, P2O5, Cl2,...
Hiện nay các thiết bị lò đốt thường dược sử dụng:
- Lò đốt chất lỏng
- Lò đốt thùng quay
- Lò đốt gi/vỉ cố định
- Lò đốt tầng sôi
- Lò xi măng
- Lò hơi
• Phương pháp ổn định hóa rắn
Ổn định hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản lý chất thải nguy hại.
Các chất phụ gia thường dùng để ổn định hóa rắn chất thải nguy hại:
- Xi măng: là chất hay được sử dụng nhất để đóng rắn chất thải nguy hại. Loại xi măng thông dụng nhất là xi măng Portlan được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp đá vôi với thạch cao (hoặc chất silicat khác) trong là nung nhiệt độ cao.
- Pozzolan: là một chất mà có thể phản ứng với vôi có trong nước để tạo thành vật liệu có tính chất như xi măng. Phản ứng giữa nhôm-silic, vôi và nước sẽ tạo thành một loại sản phẩm là pozzolan. Các vật liệu pozzolan bao gồm xỉ than, xỉ lò và bụi lò xi măng.
- Silicat dễ tan
- Đất sét hữu cơ biến tính: là đất sét tự nhiên đã được biến tính hữu cơ để trở thành đất sét organophobic.
- Các polymer hữu cơ
- Nhiệt dẻo: Các chất thải nguy hại có thể được làm ổn định bằng cách trộn các vật liệu nhiệt dẻo đã được nấu chảy với chất thải ở nhiệt độ cao.
CÔNG TY TNHH TMDV MÔI TRƯỜNG THÁI MINH
Hotline: 0938 04 04 16
Email: [email protected]
- Thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH và CTCN
- Tư vấn thực hiện các hồ sơ môi trường
- Thiết kế, thi công, vận hành các HTXL nước thải, nước cấp
- Hút hầm cầu