Tin tức môi trường

28 Tháng 7

Vận hành thử nghiệm & xác nhận hoàn thành ĐTM
Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường là gì?
Đối với các dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các thủ tục pháp lý tiếp theo sẽ là “Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường” và “Báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường”. Sau khi được phê duyệt Báo cáo ĐTM và hoàn thiện giai đoạn xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất thải, Chủ dự án sẽ thực hiện công tác vận hành thử nghiệm các công trình BVMT song song với việc vận hành thử nghiệm nhà máy. Mục đích của việc vận hành thử nghiệm là để nhận biết được hiệu quả xử lý của các công trình bảo vệ môi trường mà mình đã lắp đặt và có kế hoạch điều chỉnh, sửa lỗi nếu chưa phù hợp. Đây là cũng giai đoạn quan trọng để Chủ dự án có thể thay đổi công nghệ xử lý chất thải phù hợp thực tế hơn so với những đề xuất trong Báo cáo ĐTM ban đầu. Sau thời gian vận hành thử nghiệm, Chủ dự án có trách nhiệm báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến Cơ quan phê duyệt ĐTM để được xác nhận, trước khi triển khai các bước tiếp theo.

07 Tháng 7

Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2015), theo đó:

07 Tháng 7

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 2 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.

Lượng chất thải nhựa ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8%-12% trong chất thải rắn sinh hoạt và số lượng tăng dần theo từng năm, gây “gánh nặng” cho môi trường... Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.

01 Tháng 7

1. Nguyên tắc chung trong quản lý chất thải:
Căn cứ theo điều 4, nghị định 38/2015/TT-BTNMT quy định về Quản lý chất thải và phế liệu tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn đồng thời có trách nhiệm nộp phí, giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật.

01 Tháng 7

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Công ty Môi trường Thái Minh thông tin đến Quý khách hàng nội dung những điểm mới về đối tượng chịu phí cũng như mức phí của Nghị định 53/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, thay thế Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016

Nghị định 53/2020/NĐ-CP nêu rõ: Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định.

25 Tháng 6

Ngày 24/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Nghị định này gồm 5 Chương, 73 Điều.

Gửi đến quý Khách hàng tóm tắt các nội dung mới trong Nghị định số 36/2020/NĐ-CP như sau:

Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực từ ngày 10/5/2020.

17 Tháng 4

Trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường cũng như báo cáo với cơ quan quản lý về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu vực hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình, Doanh nghiệp cần định kỳ Quan trắc và tiến hành lập Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt (theo Mẫu A1)/ Báo cáo Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường năm (theo Mẫu A2) của Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

04 Tháng 4

(TN&MT) - Mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định cắt giảm, đơn giản hóa chế độ báo cáo trong các cơ quan hành chính và cho doanh nghiệp, đáng chú ý là Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT đã có những cải cách đột phá về chế độ báo cáo của doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường.