Thiết kế thi công hệ thống xử lý nước
Với phương châm “Môi trường Thái Minh – Niềm tin của khách hàng” chúng tôi không ngừng nghiên cứu cải tiến công nghệ đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng.
Hệ thống xử lý nước thải là một quá trình để loại bỏ chất bẩn, chất ô nhiễm ra khỏi nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện...) nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tái sử dụng nguồn nước thải đã được xử lý.
Xử lý nước thải có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau như: vật lý, hoá học, sinh học - Tuỳ vào từng loại nước thải mà việc áp dụng công nghệ phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
I- Hệ thống xử lý nước thải
Với các công ty sản xuất, nước thải là thành phần không thể thiếu sau mỗi quá trình hoạt tính. Vì thế, các công ty cần có ít nhất một hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân và môi trường, đặc biệt là tuân thủ theo quy định xả thải của nhà nước.
Hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ không gây hại cho môi trường, sức khỏe con người và sản phẩm của công ty (trong trường hợp nước thải đang được tái sử dụng). Ngoài ra, các hệ thống xử lý nước thải còn giúp công ty hạn chế các khoản tiền phạt do xả thải nhiễm bẩn ra ngoài môi trường.
Vậy Hệ thống xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải sẽ loại bỏ những gì? Và hệ thống xử lý nước thải nào tối ưu nhất hiện nay?
1. Hệ thống xử lý nước thải là gì?
Hệ thống xử lý nước thải có tên tiếng anh là Waste water treatment system - là hệ thống được hình thành bởi nhiều công nghệ và hóa chất khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề có trong nước thải. Từ đó tạo thành một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.
Hệ thống xử lý nước thải tốt là hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xử lý nước thải, có thể tồn tại lâu, bền nhằm tránh tốn kém chi phí trong việc thay thế hoặc nâng cấp thiết bị.
Một hệ thống xử lí nước thải chuẩn, cần xử lý được những vấn đề sau:
- Thứ nhất: Xử lý được những thành phần độc hại có trong nước thải, đáp bảo chất lượng nước thải theo BYT (QCVN về nước thải)
- Thứ hai: Chi phí xây dựng, lắp đặt hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước thải.
- Thứ ba: Nâng cấp dễ dàng khi có thay đổi về chất lượng nước sau này
- Thứ tư: Tùy ý thêm lượng hóa chất xử lý nước thải
2. Một hệ thống xử lý nước thải bao gồm những quy trình nào?
Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường là việc làm cần thiết đối với bất cứ cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân nào. Việc xử lý nước thải bao gồm rất nhiều công đoạn như hóa học, vật lý, sinh học xảy ra.
Các quá trình này có tác dụng thúc đẩy việc cải thiện chất lượng nước, giúp giảm thiểu tối đa hàm lượng độc hại thải ra môi trường để có thể sử dụng lại và không gây ô nhiễm. Dưới đây là một số công đoạn của các hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay.
Quy trình xử lý cơ học, vật lý
Trong nước thải thường chứa các chất không tan, có kích thước lớn ở dạng lơ lửng nên đầu hệ thống xử lí nước thải cần tác các chất này ra khỏi nước thải. Để tách chúng ra khỏi nước thải, chúng ta cần dùng các phương pháp như: lọc qua song chắn rác. lưới chắn rác, lắng cát, tuyến nổi,... Tùy thuộc vào kích thước, tính chất lý hóa, đặc điểm của chất lơ lửng mà lựa chọn công nghệ thích hợp
Quy trình xử lý hóa học, lý hóa
Sau khi loại bỏ chất thải có kích thước lớn trong nước thải, quy trình tiếp theo của hệ thống là xử lý hóa học như: trung hòa pH, keo tụ tạo bông,... để điều chỉnh pH, loại bỏ các chất lơ lửng kích thước nhỏ, kim loại nặng trong nước và các chất vô cơ
Quy trình xử lý sinh học:
Xử lý sinh học chủ yếu bao gồm các phương pháp: kỵ khí, hiếu khí,... nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước tải như H2S, Sunfit, Ammonia, Nito,...
3. Hệ thống xử lý nước thải loại bỏ được những gì?
Một hệ thống xử lý nước thải chuẩn sẽ được tạo thành từ những công nghệ cần thiết để xử lý, loại bỏ các chất thải sau đây:
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
- Nitra và Phốt phát
- Mầm bệnh có trong nước thải
- Kim loại nặng, nhẹ tồn tại trong nước thải
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
- Các loại hóa chất tổng hợp
II- Phân loại hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế dựa trên thành phần chất thải có trong nước thải. mỗi loại nước thải khác nhau có thành phần khác nhau như: chất thải lỏng và chất thải rắn được thải ra từ những căn hộ, nhà máy công nghiệp, và các cơ sở nông nghiệp…. Nước thải chứa một loạt các chất gây ô nhiễm ở các nồng độ khác nhau.
Các đặc tính của nước thải khác nhau tùy thuộc vào nguồn. Các loại nước thải bao gồm: nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nước thải ý tế, thực phẩm, nước thải đô thị và nước thải công nghiệp.
1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thể được lắp đặt tại các hộ dân, khu văn phòng, trường học, bệnh viện hay những nơi công cộng khác…
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được phân thành các cấp độ:
Quy mô nhỏ: như các hộ gia đình, được thiết kế hệ thống đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước đầu ra vào hệ thống nước thải chung
Quy mô trung bình: các khu chung cư, công ty, khu văn phòng, nhà cao tầng có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho nhiều khu xả thải nhỏ đảm bảo vệ sinh môi trường.
Quy mô lớn: Khu đô thị, khu dân cư,… với hệ thống được xây dựng kỹ lưỡng, phức tạp và cần được khảo sát cẩn thận trước khi xây dựng.
Đặc điểm nước thải sinh hoạt thay đổi theo đổi theo giờ, theo ngày, với lưu lượng phụ thuộc vào mức độ sử dụng nước bình quân đầu người theo thói quen, chế độ ăn uống, mức sống và lối sống.
Về mặt hóa học, nước thải bao gồm các hợp chất hữu cơ (70%) và vô cơ (30%) cũng như các loại khí khác nhau. Các hợp chất hữu cơ bao gồm chủ yếu là carbohydrate (25%), protein (65%) và chất béo (10%), xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp, và các sản phẩm phân hủy của chúng. Thành phần vô cơ có thể bao gồm: kim loại nặng, nito, photpho, pH, lưu huỳnh , Clorua, kiềm, hợp chất độc hại,…. Khí thường hòa tan trong nước thải là hydro sunfua, metan, amoniac, oxy, carbon dioxide và nito. Hàm lượng chất thải rắn của nước thải thô sinh hoạt rất thấp, trung bình khoảng 0,1%. Điều này thường bao gồm chất hữu cơ thải, một số chất rắn vô cơ, kim loại nặng, cát và đá vụn và mảnh vụn trôi nổi.
2. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là một phần không thể thiếu trong dây chuyền nhà máy công nghiệp. Khác với nước thải sinh hoạt hay đô thị, nước thải công nghiệp là một sản phẩm phụ trong hoạt động công nghiệp hoặc thương mại có thể chứa:
Thành phần kim loại nặng như ở các ngành luyện kim, xi mạ
Thành phần hữu cơ, như trong ngành: công nghiệp thực phẩm
Hóa chất hữu cơ phức tạp như các ngành: thuốc trừ sâu, dược phẩm, sơn, thuốc nhuộm, hóa dầu,….
Nước thải tạo ra trong quá trình sản xuất, tẩy rửa máy móc,… chứa chất đặc trưng của ngành công nghiệp đó cần được xử lý trước khi xã vào mạng lưới thoát nước chung tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp như: chăn nuôi, y tế, dệt nhuộm, bệnh viện, thủy sản…. Với mỗi hệ thống sẽ có thiết kế và quy trình vận hành khác nhau phù hợp với đặc điểm chất thải.
3. Hệ thống xử lý nước thải y tế
Xử lý nước thải y tế là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi những giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tránh được những tác dộng xấu của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải...đối với môi trường và cuộc sống hiện nay. Đây đang nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.
4. Hệ thống xử lý nước thải có chất hữu cơ cao như sinh hoạt, thực phẩm
Mục tiêu chính của xử lý nước thải nói chung là cho phép nước thải sinh hoạt và công nghiệp được xử lý mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người hoặc thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Việc thiết kế các hệ thống xử lý nước thải thường đặc điểm nguồn nước thải. Các quy trình nên được lựa chọn và thiết kế phù hợp khả thi về mặt kĩ thuật và kinh tế. Xử lý nước thải thông thường bao gồm sự kết hợp của các quá trình và hoạt động vật lý, hóa học và sinh học để loại bỏ chất rắn, chất hữu cơ từ nước thải
NĂNG LỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA THÁI MINH
• Với đội ngũ các kỹ sư, các bộ có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm trong ngành tham gia thiết kế, thi công, chỉ huy công trình.
• Cam kết về hiệu quả xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam hiện hành.
• Thường xuyên thăm định kỳ công trình sau khi hoàn thành nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp vận hành sao cho phù hợp.
• Luôn bảo đảm 02 nguyên tắc khi thi công xây dựng: tuổi thọ công trình và thẩm mỹ.