PHÂN LOẠI BÙN VI SINH

Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hoặc các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp có quá trình xử lý sinh học, thì bùn vi sinh trong bể giữ vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.

  • Bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải có thể gồm 3 dạng cụ thể sau: bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn kỵ khí.

  • Trong các hệ thống xử lý nước thải, lớp bùn hoạt tính hiếu khí thường có các đặc trưng sau:
    - Bùn vi sinh có màu nâu nhạt.
    - Bùn trong giai đoạn sục khí sẽ rất mịn, khi bắt đầu dừng sục khí thì lơ lửng và có hiện tượng tạo bông bùn.
    - Bùn hoạt tính sau khi tắt sục khí khoảng 5 phút, thì lúc đó các bông bùn được hình thành. Các bông bùn chính là các vi sinh vật kết hợp lại với nhau tạo thành 1 khối. Các bông bùn có khối lượng riêng lớn hơn nước nên chìm xuống dưới.
    - Bùn vi sinh với tuổi bùn hợp lý sẽ kết thành khối vừa đủ, không có các bùn non sinh ra lơ lửng khó lắng trong nước

  • Bùn vi sinh bể thiếu khí có các đặc điểm sau:
    - Bùn vi sinh thiếu khí thường có màu nâu xẫm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.
    - Do quá trình đảo trộn không gây vỡ bông bùn, do đó các vi sinh vật kết bông lại với nhau, và kích thước bùn trong bể thiếu khí cũng lớn hơn kích thước bùn trong bể Hiếu khí
    - Do đó Tốc độ lắng của bùn vi sinh Thiếu khí cũng lớn hơn trong bể Hiếu khí
    Tại bể vi sinh Thiếu khí xảy ra quá trình Denitrat hóa chuyển hóa NO3- thành các Nito dạng khí (NO2¬) do đó tại bể Thiếu khí sẽ có các bọt khí thoát ra, khi dừng đảo trộn các bọt khí này bám vào các bông bùn và kéo bông bùn nổi lên trên bề mặt

  • Bùn vi sinh kỵ khí thường xuất hiện trong các bể tự hoại, bể yếm khí trong dây chuyền xử lý AAO.
    - Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen,
    - Bùn kỵ khí được chia làm 2 loại:
    + Bùn kỵ khí lơ lửng (kỵ khí tiếp xúc) được các máy khuấy, hoặc bơm đảo trộn để tăng sự tiếp xúc giữa bông bùn và vi sinh vật
    + Bùn kỵ khí dòng chảy ngược xuất hiện trong các bể UASB. Bùn hạt có đặt điểm là bùn có dạng hạt, bông bùn to, lắng nhanh, bùn càng lớn thì lớp vi sinh vật phát triển càng mạnh.
    Bể kỵ khí trở nên tốt hơn khi có các lớp bùn, váng nổi nổi lên trên bề mặt bể tạo thành một lớp dày ngăn cách không khí tại mặt thoáng của bể. Các bể kỵ khí thường phải đảm bảo đủ độ sâu để quá trình kỵ khí diễn ra tốt nhất.